Khái niệm Vợ

Từ "Thê" của văn hóa Trung Quốc có thể xem được ghi chép sớm nhất trong Dịch kinh hệ từ (易經系辭): 「"Nhân ư kì quan, bất kiến kì thê"; 人於其官,不見其妻。」. Tại thời cổ đại, Thê tử dùng để chỉ vừa vợ vừa người con trai trưởng. Về sau thời nhà Tống, cụm từ này dần chỉ chung hôn phối chính thất của một nam nhân.

Thời kỳ Trung Quốc cổ đại, ngoài ["Thê"], cũng có hàng loạt cụm danh từ khác chỉ người vợ. Như thời kỳ cổ đại như nhà Chu, đàn ông gọi vợ người đối diện là Chuyết kinh (拙荊) hay Nội nhân (內人), còn tự gọi vợ của bản thân là Nương tử (娘子). Cụm từ Lão bà (老婆) có từ thời nhà Đường. Ngoài ra, nhiều khu vực cũng có tiếng địa phương để gọi vợ, như Trung Quốc sẽ có những từ kiểu: Thái thái (太太), Nội tử (内子), Thái tọa (太座), Nương (娘), Mẫu (母; đây là tiếng Mân, nguyên là Mỗ 某)... Trong đó cụm từ "Thái thái" có từ thời nhà Chu, do vợ của Chu Thái vương, Quý Lịch và Chu Văn vương lần lượt là Thái Khương, Thái NhâmThái Tự, hợp xưng Tam Thái (三太).

Tại văn hóa Châu Âu, người phụ nữ khi kết hôn sẽ đổi họ vốn có của mình thành người chồng, đây là ảnh hưởng từ quan niệm 「"Phụ nữ là vật Chúa trời ban cho đàn ông"」 ở rất nhiều tôn giáo phổ biến như Cơ Đốc giáo. Lúc này, để biết họ gốc của người phụ nữ, ngôn ngữ phương Tây có cụm [Née]. Nghiêm khắc mà nói, người vợ của đàn ông Đông Á cũng có lệ tự xưng họ nguyên bản đằng sau họ chồng với ý nghĩa tương tự, như họ Cơ mà lấy chồng họ Hạ, gọi là Hạ Cơ thị. Tuy nhiên cách không thực sự phổ biến, ít nhất người Bát Kỳ thời nhà Thanh có lệ chỉ gọi tên mà không gọi Thị tộc họ của mình, nên cách gọi này chỉ tồn tại ở người Hán thuộc Dân nhân.